Bệnh phong có điều trị được không?

01.11.2021

Bệnh phong có điều trị được không?

Bệnh phong hay còn được gọi với tên dân gian là bệnh cùi - là một loại nhiễm trùng mãn tính với triệu chứng là rất đa dạng và bao gồm nhiều loại hình tổn thương da và bệnh lý thần kinh ngoại vi. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc điều trị bệnh phong rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu không có hiểu biết đúng và tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tàn tật vĩnh viễn cho người bệnh.

Bệnh phong có thể gây ra những tàn tật vĩnh viễn cho người bệnh nếu không được điều trị sớm

1. Định nghĩa bệnh phong

Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mãn tính thường gây ra bởi vi khuẩn kháng acid Mycobacterium leprae. Vi khuẩn này do nhà bác học Na Uy tên là Hansen tìm ra năm 1873, nên còn được gọi là trực khuẩn Hansen, và bệnh phong được gọi là bệnh Hansen. Bệnh chủ yếu gây thương tổn ở da, các dây thần kinh ngoại biên, bề mặt niêm mạc của đường hô hấp và mắt. Bệnh có thể để lại những tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách.

2. Bệnh phong có lây không?

Bệnh phong là bệnh lây truyền, tuy nhiên lây chậm, lây ít và rất khó lây. Bệnh lây là do tiếp xúc gần gũi, nhiều và thường xuyên với nguồn bệnh. 

Mặc dù khả năng lây nhiễm của bệnh phong không cao, hiếm khi gây tử vong, và có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, tuy nhiên sự kỳ thị xã hội với bệnh nhân phong vẫn rất đáng kể. Sự hiểu sai về bệnh có thể tồn tại bởi vì bệnh phong là không thể chữa khỏi trước khi sự ra đời của liệu pháp kháng sinh hiệu quả vào những năm 1940. Những người mắc bệnh sẽ bị biến dạng và thường bị khuyết tật nghiêm trọng, làm cho họ sợ và tránh xa người khác. Vì sự kỳ thị xã hội này, tác động tâm lý của bệnh phong là rất nghiêm trọng.

3. Triệu chứng của bệnh phong

Triệu chứng của bệnh thường không bắt đầu cho đến khi > 1 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 5 đến 7 năm). Các triệu chứng thường tiến triển chậm và đa dạng, trong đó biểu hiện ở da và thần kinh ngoại biên là hay gặp nhất.

  • Thương tổn da: Bao gồm các dát (gặp trong phong thể bất định), củ (gặp trong phong thể củ), mảng thâm nhiễm, u phong (gặp trong phong thể trung gian và thể u). Các thương tổn này kèm theo giảm hoặc mất cảm giác.
  • Thương tổn thần kinh ngoại biên: Các dây thần kinh ngoại biên viêm to , mất cảm giác (nóng lạnh, đau, xúc giác) tại các vùng da do dây thần kinh chi phối. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật như: Cò ngón tay, ngón chân, bàn chân rủ, hở mi…
  • Triệu chứng khác: Rối loạn bài tiết (da khô, bóng mỡ), rối loạn dinh dưỡng (rụng lông mày, loét ổ gà...), viêm mũi, viêm thanh quản...

4. Biến chứng của bệnh phong 

Các biến chứng nghiêm trọng nhất là do bệnh lý thần kinh ngoại vi gây ra sự suy giảm cảm giác đụng chạm và không có khả năng cảm thấy đau và nhiệt độ Bệnh nhân có thể vô tình đốt, cắt, hoặc tự hại bản thân. Sự phá hủy lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến mất ngón tay, ngón chân Sự yếu cơ có thể dẫn đến dị dạng (ví dụ, bàn tay vuốt trụ ở ngón 4 ,5 do tổn thương thần kinh trụ, hoặc bàn chân rơi do tổn thương thần kinh mác )

Các khu vực khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng:

  • Đôi chân: Loét bàn chân với nhiễm trùng thứ phát là nguyên nhân chính gây đau đớn khi đi bộ
  • Mũi: Phá hủy niêm mạc mũi có thể gây sung huyết và chảy máu mũi mạn tính, và nếu không được điều trị, có thể ăn mòn và làm sụp vách ngăn mũi
  • Mắt: Viêm mống mắt có thể dẫn đến tăng nhãn áp, và mất cảm giác giác mạc có thể dẫn đến sẹo và mù lòa
  • Chức năng tình dục: Những người bị bệnh phong có thể có rối loạn cương dương và vô sinh
  • Thận: Thoái hóa thận dạng bột và dẫn đến hậu quả suy thận đôi khi xảy ra trong bệnh phong.

Bàn chân của một bệnh nhân phong

5. Bệnh phong có điều trị được không?

Bệnh phong hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, người bệnh được điều trị tại nhà và được miễn phí thuốc điều trị. Nếu phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng (tàn tật). Trường hợp có biến chứng có thể điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.

Loét cẳng chân ở bệnh nhân bị phong sau một tuần điều trị với sản phẩm Multidex.