Loét do suy giãn tĩnh mạch: những điều cần biết

21.12.2021

Loét do suy giãn tĩnh mạch: những điều cần biết

Loét da do suy giãn tĩnh mạch là tình trạng vết loét ở chân rất chậm lành, thường là do lưu thông máu ở chi kém. Loét tĩnh mạch chân là loại loét chân phổ biến nhất, chiếm hơn 90% tổng số trường hợp.

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

1. Nguyên nhân gây loét suy giãn tĩnh mạch

Loét tĩnh mạch xảy ra khi da ở chân của bạn bị rách hoặc bị thương, thường là xung quanh mắt cá chân. Với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch ở chân, nơi đưa máu trở lại tim, có thể không hoạt động tốt. Điều đó thường là do các van ngăn dòng máu trở lại tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả. Dòng máu chảy ngược này đồng nghĩa với việc tăng áp lực ở phần cuối của chi. Khi điều đó xảy ra, nó có thể làm da yếu đi và khiến vết cắt hoặc vết xước khó lành hơn. Chúng thường xảy ra trên các vùng xương, chẳng hạn như mắt cá chân của bạn.


2. Ai dễ bị loét do suy giãn tĩnh mạch?

Loét do suy giãn tĩnh mạch phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Nguy cơ bị loét da do giãn tĩnh mạch cũng cao hơn ở những người:

  • Bị thương ở chân trước đây

  • Bị giãn tĩnh mạch

  • Béo phì

  • Hút thuốc

  • Từng có các vấn đề về tuần hoàn khác như cục máu đông hoặc viêm tĩnh mạch, sưng đau các tĩnh mạch


3. Triệu chứng của loét do suy giãn tĩnh mạch

Vết loét tĩnh mạch thường có cảm giác ngứa hoặc bỏng, và vùng xung quanh vết loét có thể bị sưng. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Phát ban hoặc da khô 

  • Vùng da đổi màu nâu 

  • Chất lỏng có mùi hôi chảy ra từ vết loét

Vết loét cũng có thể bị nhiễm trùng. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể nhận thấy:

  • Đỏ hoặc sưng tấy vùng da xung quanh

  • Cảm giác đau nhiều hơn

  • Sốt

  • Vết loét có mủ

4. Chẩn đoán loét do suy giãn tĩnh mạch

Nếu vết thương không lành hoặc bạn cho rằng chúng bị nhiễm trùng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Thông thường, tất cả những gì cần làm là kiểm tra nhanh vết loét và vùng da xung quanh để biết liệu bạn có bị loét da tĩnh mạch hay không. Bác sĩ sẽ hỏi bạn nếu bạn có tiền sử mắc bệnh nào không, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc xơ cứng động mạch. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp CT, để kiểm tra chi tiết hơn các tĩnh mạch và khu vực xung quanh vết loét.

Đôi khi, vết loét có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm cả nhiễm trùng da và xương nghiêm trọng. Và trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể làm phát sinh ung thư da.


5. Điều trị loét da do suy giãn tĩnh mạch

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là băng ép hoặc đeo tất ngừa suy giãn tĩnh mạch. Áp lực sẽ cải thiện lưu thông máu ở chân của bạn, tăng cường khả năng chữa lành vết đau của cơ thể.

Bạn có thể cũng sẽ được yêu cầu nâng cao chân trong khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng giúp lưu thông máu tốt hơn. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên kê cao chân nửa giờ mỗi lần, 3 hoặc 4 lần một ngày.

Nếu vết loét của bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể sẽ được dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt ổ nhiễm trùng. Bạn cũng có thể được cung cấp một miếng băng ẩm để đắp lên vết loét để giúp vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc bôi chuyên dụng cho vết loét như Multidex. Sản phẩm này sẽ giúp thúc đẩy mạnh sự tăng trưởng mô hạt có nhiều mạch máu, làm lành vết thương tự nhiên, làm khô nhanh chóng các chất tiết tại vết loét, đồng thời giúp kiểm soát mùi và làm tiêu mủ ở những vết loét bị nhiễm trùng.

Hình ảnh bệnh nhân sử dụng Multidex sau hơn 1 tuần điều trị loét da tĩnh mạch ở chân.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện tuần hoàn ở chân. Điều này có thể giúp vết loét của bạn mau lành và có thể ngăn ngừa các vấn đề tương tự sau này.

Hầu hết các vết loét sẽ lành sau 3 hoặc 4 tháng điều trị. Tuy nhiên, một số có thể mất nhiều thời gian hơn.

Có nhiều cách bạn có thể ngăn ngừa loét da tĩnh mạch thông qua thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc. Bạn có thể: ngừng hút thuốc, giảm cân, kiểm soát bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, sử dụng thuốc aspirin trong điều trị cục máu đông, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, tập thể dục đều đặn, mang vớ y khoa, nâng cao chân bất cứ khi nào có thể.