Vì sao bệnh đái tháo đường gây ra vết loét?

01.11.2021

Vì sao bệnh đái tháo đường gây ra vết loét?

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường không được quản lý bằng các phương pháp như ăn kiêng, tập thể dục và điều trị bằng insulin. Các vết loét được hình thành do mô da bị phá vỡ và để lộ các lớp tế bào bên dưới. Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị loét chân, nhưng việc chăm sóc chân tốt có thể giúp ngăn ngừa biến chứng này. Việc điều trị loét bàn chân do tiểu đường cũng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của chúng.

Vết loét phổ biến nhất ở dưới ngón chân cái và vùng xương khớp ngón chân và có thể ảnh hưởng đến xương chân

1. Triệu chứng của loét chân tiểu đường

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của vết loét ở chân do tiểu đường là có dịch chảy ra từ bàn chân có thể làm bẩn tất hoặc rỉ ra trong giày. Sưng, kích ứng, mẩn đỏ và có mùi bất thường từ một hoặc cả hai bàn chân cũng là những triệu chứng ban đầu thường gặp.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một vết loét chân nghiêm trọng là mô đen (gọi là eschar) xung quanh vết loét. Điều này hình thành do không có lưu lượng máu khỏe mạnh đến khu vực xung quanh vết loét.

Hoại thư một phần hoặc toàn bộ - là tình trạng mô chết do nhiễm trùng, có thể xuất hiện xung quanh vết loét. Trong trường hợp này, vết loét tiết dịch có mùi, bệnh nhân có thể thấy đau và tê.

>Cần lưu ý rằng dấu hiệu của loét chân tiểu đường không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, bạn thậm chí sẽ không xuất hiện các triệu chứng của vết loét cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn bắt đầu thấy bất kỳ sự đổi màu da nào, đặc biệt là mô đã chuyển sang màu đen hoặc cảm thấy bất kỳ cơn đau nào xung quanh khu vực có vẻ bị chai hoặc bị kích ứng.

2. Phân loại mức độ loét chân tiểu đường

Bác sĩ của bạn có thể sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của vết loét trên thang điểm từ 0 đến 5 bằng Hệ thống phân loại vết loét Wagner:

  • 0: không có tổn thương hở; có thể đã chữa lành vết thương
  • 1: vết loét bề ngoài mà không thâm nhập vào các lớp sâu hơn
  • 2: vết loét sâu hơn, đến bao gân, xương hoặc khớp
  • 3: các mô sâu hơn bị ảnh hưởng, bị áp xe, viêm tủy xương hoặc viêm gân
  • 4: hoại thư ở một phần của bàn chân trước hoặc gót chân
  • 5: hoại thư diện rộng trên toàn bộ chân

Multidex hiệu quả trong điều trị loét chân tiểu đường mức độ nặng

3. Nguyên nhân gây loét chân tiểu đường

Loét ở những người mắc bệnh tiểu đường thường do:

  • Lưu thông kém: Lưu thông máu kém là một dạng bệnh mạch máu, trong đó máu không lưu thông đến chân của bạn một cách hiệu quả. Lưu thông kém cũng có thể khiến vết loét khó lành hơn.
  • Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết): Mức đường máu cao có thể làm chậm quá trình chữa lành vết loét ở chân bị nhiễm trùng, vì vậy việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng. Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng do vết loét.
  • Tổn thương thần kinh: Tổn thương dây thần kinh là ảnh hưởng lâu dài và có thể dẫn đến mất cảm giác ở bàn chân. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể cảm thấy ngứa ran và đau đớn. Tổn thương dây thần kinh làm giảm độ nhạy cảm với cơn đau chân và dẫn đến vết thương không đau có thể gây loét.
  • Bàn chân bị kích thích hoặc bị thương

Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị loét chân, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loét chân, bao gồm:

  • Đi giày không vừa vặn hoặc có chất lượng kém
  • Vệ sinh kém (không rửa thường xuyên hoặc kỹ lưỡng hoặc không lau khô chân sau khi rửa)
  • Cắt móng chân không đúng cách
  • Uống nhiều bia rượu
  • Bệnh mắt do tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Béo phì
  • Sử dụng thuốc lá (ức chế lưu thông máu)

Loét bàn chân do tiểu đường cũng phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi.

Khi phát hiện sớm, các vết loét ở chân có thể điều trị được. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau ở bàn chân, vì khả năng nhiễm trùng sẽ tăng lên nếu bạn để tình trạng này quá lâu. Nhiễm trùng không được điều trị có thể phải cắt cụt chi. Trong khi chờ vết loét của bạn lành lại, hãy nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và tuân theo kế hoạch điều trị. Các vết loét ở chân do tiểu đường có thể mất vài tuần để chữa lành.

Multidex chứa hoạt chất chính là maltodextrin và axit ascorbic được chứng minh là có hiệu quả nổi bật trong điều trị các vết loét bàn chân do đái tháo đường. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Tissue Viability năm 2017, việc điều trị loét chân đái tháo đường bằng maltodextrin / axit ascorbic đã chứng minh được khả năng đóng vết thương cao hơn gần 4 lần so với oxit kẽm. 

Hình ảnh bàn chân đái tháo đường trước và sau 3 tháng khi điều trị bằng Multidex