Hướng dẫn chăm sóc vết loét đúng cách ở người cao tuổi

03.01.2022

Hướng dẫn chăm sóc vết loét đúng cách ở người cao tuổi

Loét ở người cao tuổi hay còn được biết đến là loét tỳ đè, đây là một tổn thương cục bộ do áp lực lên vùng da và mô bên dưới. Những vết loét này thường xảy ra trên các phần nhô ra của xương như xương cụt, các củ ischial, các vết loét lớn hơn, gót chân và các u lồi bên. Khoảng 70% trường hợp loét tỳ đè xảy ra ở những người trên 65 tuổi.


Cần chăm sóc vết loét đúng cách ở người cao tuổi.


1. Nguyên nhân gây loét da ở người già

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng loét ở người già

  • Loét do nguyên nhân cơ học

    • Sự chèn ép: Các mô mềm bị tỳ đè các điểm nhô của xương và bề mặt tiếp xúc như giường, xe lăn, …, dẫn đến sự tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy máu. 

    • Sự trượt: Hiện tượng chuyển động trượt của các lớp da gấp nếp, khi nằm nghiêng và trọng lượng làm cho cơ thể trượt về phía dưới. Hiện tượng này phát triển mạnh hơn nếu có thêm độ ẩm.

    • Cọ xát và kéo dãn da: Cọ xát là tác động trượt lên nhau giữa hai bề mặt: một là da người bệnh và một là bề mặt cứng bên ngoài như giường hoặc ghế người bệnh. Điều này sẽ khiến da bị bào mòn gây ra những vết thương nông trên bề mặt da.

  • Yếu tố thần kinh:

    • Bệnh nhân bị mất hoặc giảm cảm giác: bệnh nhân không nhận biết được những cảm giác đau hay khó chịu do đó không thay đổi tư thế dẫn đến việc lưu thông máu bị cản trở.

    • Bệnh nhân bị liệt: Bệnh nhân không cử động, xoay trở, khiến hạn chế phân bố máu cho cơ ở gần vết thương.

  • Yếu tố khác

    • Suy dinh dưỡng: việc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc tiêu hoá kém cũng ảnh hưởng đến việc lành vết loét.

    • Bệnh nhân mắc bệnh lý khiến tiểu tiện không tự chủ, độ ẩm quá mức.

    • Tình trạng tâm lý: bệnh nhân không muốn tham gia vào việc phòng chống loét do chưa chấp nhận được sự khuyết tật của bản thân, ngại làm phiền con cháu.

    • Da bị ẩm ướt: da ẩm ướt trong thời gian dài có thể gây tổn thương lớp biểu bì của da, hình thành loét. Sự ẩm ướt này là do mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vết thương chảy nước… Đặc biệt sự ẩm ướt này cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm phát triển, khiến vết loét nặng thêm.

    • Khả năng đề kháng của da, tuổi: Khi da khô sẽ mất đàn hồi thì rất dễ dàng cho vết loét xuất hiện. 


2. Dấu hiệu loét da ở người cao tuổi

Đặc điểm của loét tỳ đè ở người già được mô tả theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Da nguyên vẹn với mẩn đỏ không thể tẩy

  • Giai đoạn II: Mất một phần độ dày của lớp hạ bì; không nhìn thấy chất béo

  • Giai đoạn III: Giảm toàn bộ độ dày, có thể nhìn thấy mỡ

  • Giai đoạn IV: Mất toàn bộ độ dày của lớp da với xương, gân hoặc cơ lộ ra

Multidex phù hợp trong điều trị loét ở người già ở tất cả các giai đoạn 

3. Chăm sóc vết loét ở người già

Điều trị loét tì đè là điều trị phối hợp và bao gồm làm nhẹ hoặc giảm áp lực, làm sạch vết thương, loại bỏ mô hoại tử, sử dụng băng gạc và kháng sinh thích hợp, và đảm bảo dinh dưỡng tốt.

Các bước chăm sóc vết loét ở người già gồm:

Bước 1: Cắt lọc mô hoại tử tùy tình trạng vết loét hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 2: Làm sạch vết loét bằng cách tưới rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc một dung dịch muối đẳng trương.

Bước 3: Thoa Multidex® (Bột hoặc Gel): Sau khi rửa sạch, bôi Multidex®

  • Với vết loét nông: Bôi một lớp dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét.

  • Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét.

Bước 4: Băng bó vết loét bằng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Fluftex hoặc gạc lưới Stretch Net để cố định lớp băng.

Lưu ý nên thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều.